Tuần san Hà hơi thổi ngạt #1
Nghĩa trang, máy thời gian, gương đen, tiền, sự sống, truyện tranh
Dạo này blog mình khá dead.
Vì sao? Rất đơn giản. Vì mình lười. Lười như hủi.
Nhìn mấy blogger xung quanh cứ tằng tằng tiến lên, lượng sub cứ tính bằng nghìn, mình cũng không thiếu phần FOMO.
Thế giờ người nông dân phải làm sao?
Nghĩ lại thì, trong tuần, mình xem và đọc cũng kha khá thứ. Thế nên mình quyết định bơm tí oxy cho cái blog đang hấp hối này bằng việc đi vào con đường low hanging fruit của hàng vạn content creator ngoài kia:
Highlight mấy thứ mình đọc/xem/nghe trong tuần.
Mình tạm đặt tên là Tuần san Hà hơi thổi ngạt.
Gọi là tuần san, vì mỗi tuần ra một lần (mong thế).
Gọi là hà hơi thổi ngạt, vì rất rõ ràng, là để cho cái tên Tengaria tạm thời không đi vào quên lãng.
Enough said. Mời quý độc giả đọc Tuần san Hà hơi thổi ngạt số thứ nhất.
1. Why Death Still Needs Space in Our Lives [Architecture of Death]
Một video về kiến trúc, tìm hiểu về các loại hình kiến trúc phục vụ cho cái chết.
Vid này đi từ những công trình và tập tục chôn cất cổ xưa của vài dân tộc trên thế giới, đến thời hiện đại nơi mà đất đai ngày càng đắt đỏ và nhu cầu lưu giữ và tưởng niệm của con người ngày càng cao.
Có cầu ắt có cung, không thiếu những giải pháp hiện đại, sáng tạo, và không kém phần lạ tai. Có nơi thì chôn người theo chiều dọc để tiết kiệm diện tích, nơi thì số hoá ký ức người đã khuất, nơi thì lại tái hiện người mất bằng AI.
Ngoài ra, video còn đưa ra vài ví dụ về một số nghĩa trang ở Nhật và Brazil, với những yếu tố tạo nên trải nghiệm ý nghĩa cho người thăm viếng.
2. Your Time Machine Broke - At The Worst Time In History
Vẫn là Kurzgesagt với lối kể chuyện độc đáo cho một vấn đề khô khan.
Về cơ bản, video này nói về vài thời điểm trong lịch sử trái đất, với những yếu tố môi trường và khí hậu cực kì khác biệt so với thời điểm hiện tại, và tương ứng, sự sống ở từng thời kỳ cũng khác nhau một trời một vực.
3. Black Mirror (Season 7)
Mùa 7 này thực sự hay. Vì sao?
Một là cái chất của Black Mirror đã trở lại. Lại là những câu chuyện về tương lai hơi hướng phản địa đàng và mặt tối của công nghệ. Không còn đậm mùi huyền ảo như mùa 6.
Hai là cốt truyện mùa 7 khá gần gũi. Hai tập mình thích nhất là tập Common People, nơi mà câu nói “if you're not paying for the product, you are the product” không thể nào đúng hơn, và tập Thronglets, phản ánh bản chất của các loại hình sự sống là replicate và expand (ý tưởng cốt lõi giống cuốn The Selfish Gene của Richard Dawkins).
4. Mùa đông đến rồi
Oddly normal trở lại (sớm một cách kỳ lạ) với podcast Mùa đông đến rồi. Một tập podcast về lịch sử tài chính, hay cụ thể hơn là lịch sử của tiền và các loại bản vị, các cơ chế quản lý tiền của các quốc gia, và cách hoạt động của bitcoin.
Cảnh báo cho ai muốn nghe, tập podcast này dài 3 tiếng rưỡi, khá dày thông tin về kinh tế/tài chính (ít nhất là với người mù kinh tế như mình, còn với ai học ngành này thì chắc là nhẹ), nên là brace yourself.
5. Strongest hints yet of biological activity outside the solar system
Mình nghĩ là tin này cũng khá là làm mưa làm gió dạo gần đây. Về cơ bản thì một số nhà khoa học phát hiện ra dấu hiệu sự sống tiềm năng trên một ngoại hành tinh.
Để nói ngắn gọn, khi quan sát hành tinh K2-18b, xoay quanh một sao lùn đỏ cách trái đất 124 năm ánh sáng, các nhà thiên văn thấy rằng quang phổ của hành tinh này có dấu vết của dimethyl sulfide (DMS) và dimethyl disulfide (DMDS) trong bầu khí quyển. Hai chất hoá học này, ít nhất là ở trái đất, chỉ được tạo ra bởi các hoạt động của sự sống.
Xin lưu ý rằng đây không phải lời khẳng định là có sự sống ngoài hành tinh. Số liệu đo đạc có thể sai.
Các nhà khoa học hiện đang nghi ngờ (một hành động cần thiết) rằng đây có thể là lỗi khi đo đạc. Thông số hiện tại đang ở mức three-sigma level of statistical significance, và các nhà khoa học cần đạt được five-sigma level of statistical significance để có thể khẳng định chắc chắn.
Vậy nên, đừng vội tin lời lều báo giật tít rằng chúng ta đã phát hiện ra sự sống ngoài hành tinh.
6. Bộ 3 tiểu luận về truyện tranh ở Việt Nam
Tuần này mình đọc lại bộ 3 tiểu luận của anh ChuKim, một người nghiên cứu về truyện tranh ở Việt Nam. Bộ 3 này gồm có:
Bộ 3 tiểu luận này nói về lịch sử hình thành truyện tranh ở Việt Nam, những làn sóng du nhập truyện tranh, ảnh hưởng của các nền truyện tranh nước ngoài vào văn hoá Việt Nam, và quá trình phát triển của truyện tranh Việt Nam.
Rất phù hợp cho ai mê truyện tranh, và muốn dành một buổi hoài niệm về những đầu truyện tuổi thơ.
Thế thôi. Mong là tập san này sống được đến số thứ 10.
Oa bài này hay quá, mình nhặt ra được nhiều tác phẩm muốn xem. Thanks man!!